Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mã cũng như nhiều thương hiệu, nhà máy xi măng khác nhau. Đại lý phân phối các loại xi măng cũng rất là nhiều chính vì vậy mà rất dễ xuất hiện các mặt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Vì vậy sau bài viết này chúng tôi sẽ giúp quý vị có thể nhận biết được các loại xi măng có chất lượng kém.
Cách phân biệt xi măng thật và xi măng giả
Kiến thức tổng quát về xi măng
Xi măng là một loại chất kết dính thủy lực, được dùng làm vật liệu xây dựng. Xi măng được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia. Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định.
Công dụng quan trọng nhất của xi măng chính là sản xuất vữa và bê tông, chất kết dính của các kết tủa tự nhiên hoặc nhân tạo để hình thành nên vật liệu xây dựng vững chắc, chịu được tác động thường thấy của môi trường.
Ở đây, không nên lầm lẫn bê tông với xi măng, vì xi măng là vật liệu được dùng để kết dính các vật liệu kết tập của xi măng, còn bê tông là sản phẩm của việc trộn xi măng với các vật liệu kết tập đó.
Thế nào gọi là xi măng giả
Với Xi măng giả thường được sản xuất bởi cá nhân, tổ chức không đăng ký nhãn mác, kinh doanh ngành nghề xi măng, không có máy móc trang thiết bị chuyên ngành sản xuất xi măng theo các tiêu chuẩn về chất lượng TCVN (các thông số tiêu chuẩn Việt Nam về xác đinh chất lượng của xi măng như phản ứng hóa học, độ mịn, độ bền, thời gian đông kết, ổn định… ) và đóng gói bao bì nhãn mác của các hãng xi măng uy tín để làm giả để thu về lợi nhuận bất chính cho mình.
Cách phân biệt xi măng thật và xi măng giả
Sử dụng cách nào để phân biệt đâu là xi măng giả?
1. Hình thức bên ngoài của bao xi măng giả
– Với bao bì xi măng giả thường là bị nhàu nát, dơ, chữ in trên các loại bao bì xi măng này bị nhòa – không rõ nguyên nhân khá dể hiểu vì nó đã được sử dụng nhiều lần, trải qua rất nhiều công đoạn bốc xếp nên không thể mới như các bao khác.
– Đường chỉ khâu trên miệng bao xi măng giả thường không trùng khớp với các lỗ hay đường chỉ khâu khớp với lỗ may nhưng mép không còn đường cắt răng cưa trên bao, và nhìn bên ngoài, chúng ta sẽ không thấy nếp giấy bảo hiểm ở đầu bao
2. Sài công cụ đơn giản để phân biệt xi măng giả
Nếu bạn có nghi ngờ về xi măng giả, bạn có thể sử dụng một dụng cụ khá đơn giản đó là sử dụng cân xi măng.
Thông thường nếu 10 bao xi măng có độ chênh lệch về cân lượng giữa các bao quá lớn vượt quá mức cho phép bình thường (Thường chỉ tiêu dung sai cho phép đối với bao 50kg của các hãng sản xuất là ± 1kg), thì ta nghĩ ngay đến khả năng đây là xi măng giả vì lẽ thường khi đóng thủ công, người công nhân thường không thể tỉ mỉ, kỹ lưỡng để duy trì độ chính xác về cân lượng như máy đóng bao công nghiệp, vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất lao động của họ mà lương thì được trả trên đầu sản phẩm.
3. Xác nhận chất lượng xi măng thông qua hóa đơn và chứng từ
Trường hợp thấy khả nghi, bạn đề nghị ngay người giao hàng hoặc tài xế xuất trình chứng từ xuất hàng gốc của nhà máy đối với lô hàng đó và kiểm tra số lô trên chứng từ có trùng khớp với số lô của các bao xi măng đang giao nhận không.
Qua bài viết trên Nam Thành Vinh hy vọng sẽ giúp quý khách một phần náo đó có thể tránh được việc mua phải các sản phẩm hàng nhái, hàng kém chất lượng. Đồng thời Nam Thành Vinh cũng mang đến bảng giá xi măng tốt nhất để quý khách có thể tham khảo qua.
Xem thêm các thông tin khác:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét